Vậy cơ sở hạ tầng là gì?

Dịch vụ kiểm nghiệm
Tư vấn Chứng nhận ISO 13485:2016
Tư vấn ISO 14001:2015
Tư vấn Chứng nhận GLOBALG.A.P
Tư vấn An toàn thực phẩm
Tư vấn Chứng nhận FDA
Tư vấn Chứng nhận GSP
Tư vấn Chứng nhận GMP
TƯ VẤN HỆ THỐNG ISO
DỊCH VỤ MỞ NHÀ THUỐC
Tư vấn ISO 45001
Tư vấn Chứng nhận VietGAP

Vậy cơ sở hạ tầng là gì?

Ngày đăng: 10/10/2020 11:12 PM

    Không có mô tả ảnh.

    Cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện các quá trình của nó. Để đảm bảo là đạt được sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ. Cho nên ISO 9001:2015 quy định cần phải Xác định, Cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng.

    ISO 9001:2015

    Vậy cơ sở hạ tầng là gì?

    Hồi trước ông thầy triết ổng dạy đại khái là cơ sở hạ tầng là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa xã hội gì đó. Rồi rồi tổng hợp quan hệ sản xuất gì gì đó. Ôi, nhức đầu…

    Nói một cách ngắn gọn, đó là các phương tiện, thiết bị và dịch vụ cần thiết cho hoạt động tác nghiệp của tổ chức ( 3.5.2 ISO 9000:2015). Như là nhà xưởng, phần cứng, phần mềm, nguồn lực vận chuyển, công nghệ thông tin và truyền thông…

    Tùy theo từng loại tổ chức mà tài sản hay cơ sở hạ tầng cần chú trọng cũng khác nhau. Ví dụ như:

    Công ty vận chuyển: Loại công ty này phụ thuộc rất nhiều vào cơ sản vật chất để mà di chuyển và lưu trữ sản phẩm một cách an toàn. Cho nên tài sản quan trọng nhất của loại doanh nghiệp kinh doanh ngành này là phương tiện vận chuyển như xe tải và kho bãi. Xe tải thì có thể được bảo trì bởi một nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ví dụ như một Gara nào đó, còn Kho bãi thì có thể được công cấp và bảo trì bởi các công ty dịch vụ bất động sản.

    Các công ty đầu tư: Ví dụ như là sàn giao dịch chứng khoán chẳng hạn. Loại công ty này phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc cung cấp và lưu trữ thông tin. Nói cách khác, công nghệ thông tin là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định thành công của doanh nghiệp này. Cho nên doanh nghiệp phải có một phòng IT rất mạnh để bào trì hệ thống máy tính, phần cứng, phần mềm diệt virut.

    Xác định cơ sở hạ tầng, và cung cấp.

    Như đã nói ở phần trên, cơ sở hạ tầng khác nhau ở từng tổ chức. ISO 9001:2015 cung cấp một số ví dụ như là tòa nhà, tiên ích, phần cứng phần mềm…nhưng cũng không có yêu cầu chị tiết. Tiêu chuẩn để lại toàn quyền quyết định cho tổ chức. Tổ chức phải tự xác định xem cơ sở hạ tầng nào là quan trọng mà giúp cho tổ chức hoàn thành xứ mệnh và vài trò của mình. Như là, cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng theo yêu cầu của khách hàng.

    Tuy tiêu chuẩn không có yêu cầu bạn phải có hồ sơ xác định và cung cấp sơ sở hạ tầng. Nhưng việc có một danh sách và duy trì danh sách đó, cũng như xem xét hàng quý coi có gì thay đổi liên quan đến cơ sở hạ tầng hay không là một việc làm rất có ích cho tổ chức. Nó giúp tổ chức ngăn ngừa các vấn đề liên quan sau này.

    Duy trì cơ sở hạ tầng

    Tiêu chuẩn đơn giản là yêu cầu bạn phải duy trì cơ sở hạ tầng để đảm bảo tính sẵng có. Các hoạt động bảo trì bảo dưỡng để duy trì cũng như bao lâu phải trì hay là bảo trì bằng phương pháp gì không được yêu cầu cụ thể. Mà bạn biết rồi đấy, ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn cho mọi ngành, nên không thể nêu ra cụ thể cho các trường hợp được. Do đó tổ chức phải quyết định tự mình làm việc bảo trí hay thuê bên ngoài, cũng tự quyết định luôn tầng suất bao lâu. Đánh giá mức độ hiệu quả như thế nào.

    Phần này cũng không có yêu cầu phải lưu lại hồ sơ để chứng minh cho việc bạn có thực hiện hành động bảo trì này. Nhưng một khi bạn đã làm, thì việc lưu trự lại hồ sơ là cần thiết. Nó giúp cho tổ chức quản lý tốt hơn, đặc biệt là khi thuê dịch vụ thứ 3.

    Vậy trong trường hợp công ty bạn thuê một tòa nhà để làm việc, và việc bảo trì, bảo dưỡng mọi thứ trong tòa nhà đều do bên cho thuê thực hiện. Vậy thì bạn phải làm gì để đáp ứng yêu cầu này.

    Đơn giản là bạn hãy tập trung vào những thứ khác như máy tính, máy in hay những thiết bị khác mà không thuộc diện cho thuê nhưng ảnh hưởng nhiều đến công việc và vận hành của tổ chức.

    N T D

    Chứng nhận ISO 14001 là gì? Mẫu giấy chứng chỉ ISO 14001:2015 như thế nào?

    Chứng nhận ISO 14001 là gì? Mẫu giấy chứng chỉ ISO 14001:2015 như thế nào?

    Ngày nay, hệ thống quản lý môi trường đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam hướng đến bởi nó được xem như là một bộ phận gắn liền trong hoạt động và chiến lược kinh doanh của tổ chức. Nhưng không phải tổ chức nào cũng hiểu về rõ về chứng nhận ISO 14001 - Hệ thống quản lý môi trường được áp dụng trên toàn thế giới. Tìm hiểu thông tin: ✍ Chứng chỉ ISO 22000 là gì? Quy trình chứng nhận như thế nào? ✍ Chứng nhận ISO 9001 thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp? ✍ Chứng nhận ISO 14001 cho tổ chức sản xuất, chế biến thủy sản Chứng chỉ ISO 14001 là gì? Tại sao doanh nghiệp cần có? Chứng chỉ 14001:2015 Chứng nhận ISO 14001 là gì? ISO 14000 là 1 bộ các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý môi trường nhằm hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và chính sách môi trường khác. ISO 14000 tương tự như ISO 9000 trong quản lý chất lượng. Cả hai đều đưa ra quy trình làm cách nào để sản xuất một sản phẩm. Giống như các hệ thống quản lý ISO khác, hệ thống quản lý môi trường sử dụng cấu trúc cấp cao. Điều này có nghĩa là nó có thể tích hợp dễ dàng vào bất kỳ hệ thống quản lý ISO nào hiện có. Chứng chỉ ISO 14001 là một tiêu chuẩn đã được thống nhất quốc tế đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường. Nó giúp các tổ chức cải thiện hoạt động môi trường của họ thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên và giảm thiểu chất thải, đạt được lợi thế cạnh tranh và sự tin tưởng của các bên liên quan. Các phiên bản của ISO 14001 ᐉ Năm 1992, tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường đầu tiên trên thế giới được công bố; ᐉ Vào năm 1996, phiên bản chính thức được ban hành. Sau đó tiêu chuẩn được soát xét lần 1 vào năm 2004; ᐉ Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 14001 là ISO 14001:2015. Bản 2015 của ISO 14001 cập nhật và có những thay đổi so với phiên bản trước. Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 có nhiều điểm tương đồng so với phiên bản trước năm 2004 tuy nhiên có một số thay đổi lớn mà phiên bản 2015 mang lại như: ➨ Sự cam kết mạnh hơn từ lãnh đạo; ➨ Phù hợp hơn với định hướng chiến lược của tổ chức hay doanh nghiệp; ➨ Trao đổi thông tin hiệu quả hơn thông qua chiến lược truyền thông; ➨ Tăng cường bảo vệ môi trường: tập trung vào các sáng kiến chủ động và cải tiến hiệu quả môi trường; ➨ Tư duy về vòng đời sản phẩm, xem xét từng giai đoạn của một sản phẩm hoặc dịch vụ, từ giai đoạn phát triển cho đến kết thúc. Đối tượng áp dụng chứng nhận ISO 14001 Nhờ tính tổng quát và có giá trị trên toàn cầu tiêu chuẩn ISO 14001 có khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động quản lý môi trường của các công ty sản xuất trên thế giới. Hội từ thiện, các tổ chức tình nguyện và các hiệp hội thương mại có thể sử dụng tiêu chuẩn này. Bất cứ tổ chức có sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động thường ngày có ảnh hưởng tới môi trường cũng cần phải nhận thức về ISO 14001.
    Zalo
    Hotline