Tiêu chuẩn HACCP là gì?

Dịch vụ kiểm nghiệm
Tư vấn Chứng nhận ISO 13485:2016
Tư vấn ISO 14001:2015
Tư vấn Chứng nhận GLOBALG.A.P
Tư vấn An toàn thực phẩm
Tư vấn Chứng nhận FDA
Tư vấn Chứng nhận GSP
Tư vấn Chứng nhận GMP
TƯ VẤN HỆ THỐNG ISO
DỊCH VỤ MỞ NHÀ THUỐC
Tư vấn ISO 45001
Tư vấn Chứng nhận VietGAP

Tiêu chuẩn HACCP là gì?

Ngày đăng: 09/06/2023 10:01 AM

    Tiêu chuẩn HACCP là gì?

    Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point System) – Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát đến hạn. Tiêu chuẩn HACCP là các nguyên tắc được dùng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

    Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn HACCP nhằm xác định và phân tích mức độ rủi ro của những mối nguy đáng chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm. Hệ thống sẽ đưa ra biện pháp cụ thể cho từng mối nguy để ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm những mối nguy đó đến mức có thể chấp nhận được.

    HACCP bao gồm những đánh giá mang tính hệ thống đối với toàn bộ quá trình thực hiện có liên quan trong quy trình chế biến, từ khâu nguyên liệu đầu vào, sơ chế, quy trình chế biến và đóng gói thành phẩm. Các mối nguy xác định là các tác nhân sinh học, hóa học hay vật lý.

    Tiêu chuẩn HACCP CODEX là gì?

    HACCP CODEX là hệ thống HACCP trong tiêu chuẩn của CODEX. Với những đơn vị tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế CODEX luôn khuyến khích sớm áp dụng quản lý chất lượng HACCP để sản phẩm được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

    HACCP được áp dụng phổ biến như 1 hệ thống chất lượng thực phẩm trên toàn thế giới, HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn CODEX (có số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003) và tại Việt Nam tiêu chuẩn quốc gia tương đương là TCVN 5603:2008 – Quy phạm thực hành về các nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm.

    Cho đến nay, tại Việt Nam phần lớn hệ thống an toàn thực phẩm của doanh nghiệp đều được áp dụng những tiêu chuẩn do CODEX xác lập. Năm 2006, Thủ tướng đã phê duyệt mục tiêu là 80% quy chuẩn an toàn của Việt Nam phải đạt quy chuẩn thế giới trong kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vào năm 2010.

    Điều đó cho thất rằng những quy chuẩn của Việt Nam phải được thực hiện dựa trên cơ sở tiêu chuẩn CODEX. Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2016 nước ta đạt được 65% quy chuẩn tuân thủ theo tiêu chuẩn CODEX. Những quy chuẩn an toàn chưa đáp ứng tiêu chuẩn CODEX sẽ do Cục vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm.

                   

    Mục tiêu của TCVN 5603:2008

    TCVN 5603:2008 xác định các nguyên tắc cần thiết về vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng xuyên xuất trong toàn bộ chuỗi thực phẩm (bao gồm từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào cho đến khâu thành phẩm cuối cùng), nhằm đạt được mục đích đảm bảo thực phẩm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

    TCVN 5603:2008 giới thiệu HACCP như là một giải pháp sản xuất an toàn để nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm.

    TCVN 5603:2008 chỉ dẫn cụ thể những qui phạm cần thiết cho các hoạt động trong chu trình thực phẩm từ khâu ban đầu cho đến người tiêu dùng cuối dùng, nhằm tăng cường các yêu cầu vệ sinh.

    7 nguyên tắc cơ bản trong HACCP

    Nguyên tắc 1: Nhận dạng – phân tích mối nguy

    Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points)

    Nguyên tắc 3: Thiết lập điểm giới hạn cho các CCP

    Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP

    Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục

    Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục xác minh

    Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu giữ hồ sơ, tài liệu

       

    Tiêu chuẩn HACCP CODEX áp dụng cho doanh nghiệp nào?

    Quản lý chất lượng theo HACCP được áp dụng cho mọi cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất chế biến thực phẩm. Cụ thể hơn, HACCP có thể áp dụng ở mọi khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, sản xuất, chế biến tới bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ. Dưới đây là các đối tượng doanh nghiệp cần thiết phải áp dụng HACCP:

    • Doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy hải sản, thực phẩm,…
    • Doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, thức ăn công nghiệp, khu chế xuất. Những cơ sở sản xuất nước uống, bánh mì, ngũ cốc, thực phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh.
    • Các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống như nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học, chuỗi các nhà cung cấp thức ăn nhanh hay cả những hệ thống bán thực phẩm lưu động.
    • Các đơn vị tổ chức khác, có tiếp xúc trực tiếp với chuỗi thực phẩm hoặc liên quan đến ngành thực phẩm.

    Tầm quan trọng của chứng nhận HACCP

    Quản lý rủi ro cho doanh nghiệp

    Nhận định mối nguy, đánh giá mối nguy, đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát những mối nguy đó nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn vệ sinh cho người sử dụng là mục tiêu và kết quả then chốt của HACCP. Áp dụng HACCP sẽ giúp quản lý rủi ro cho doanh nghiệp, phòng ngừa và giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro gây ra.

    Nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm

    Chứng nhận HACCP là minh chứng đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp bạn đạt các yêu cầu về an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đây là một điều kiện thế mạnh giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội trong đàm phán, ký kết các hoạt động thương mại.

    Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

    Có chứng nhận HACCP giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường nội địa, gia tăng xuất khẩu cho doanh nghiệp nhất là trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm.

    Được phép sử dụng dấu chứng nhận

    Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận HACCP, doanh nghiệp bạn được phép sử dụng dấu chứng nhận để in trên bao bì sản phẩm, hàng hóa, công văn giao dịch,… hay trong các chương trình quảng cáo, quảng bá doanh nghiệp. Là cơ sở để tạo lòng tin với khách hàng và đối tác.

    Mong bài viết này sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng quát về hệ thống quản lý chất lượng HACCP.

    Chứng nhận ISO 14001 là gì? Mẫu giấy chứng chỉ ISO 14001:2015 như thế nào?

    Chứng nhận ISO 14001 là gì? Mẫu giấy chứng chỉ ISO 14001:2015 như thế nào?

    Ngày nay, hệ thống quản lý môi trường đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam hướng đến bởi nó được xem như là một bộ phận gắn liền trong hoạt động và chiến lược kinh doanh của tổ chức. Nhưng không phải tổ chức nào cũng hiểu về rõ về chứng nhận ISO 14001 - Hệ thống quản lý môi trường được áp dụng trên toàn thế giới. Tìm hiểu thông tin: ✍ Chứng chỉ ISO 22000 là gì? Quy trình chứng nhận như thế nào? ✍ Chứng nhận ISO 9001 thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp? ✍ Chứng nhận ISO 14001 cho tổ chức sản xuất, chế biến thủy sản Chứng chỉ ISO 14001 là gì? Tại sao doanh nghiệp cần có? Chứng chỉ 14001:2015 Chứng nhận ISO 14001 là gì? ISO 14000 là 1 bộ các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý môi trường nhằm hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và chính sách môi trường khác. ISO 14000 tương tự như ISO 9000 trong quản lý chất lượng. Cả hai đều đưa ra quy trình làm cách nào để sản xuất một sản phẩm. Giống như các hệ thống quản lý ISO khác, hệ thống quản lý môi trường sử dụng cấu trúc cấp cao. Điều này có nghĩa là nó có thể tích hợp dễ dàng vào bất kỳ hệ thống quản lý ISO nào hiện có. Chứng chỉ ISO 14001 là một tiêu chuẩn đã được thống nhất quốc tế đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường. Nó giúp các tổ chức cải thiện hoạt động môi trường của họ thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên và giảm thiểu chất thải, đạt được lợi thế cạnh tranh và sự tin tưởng của các bên liên quan. Các phiên bản của ISO 14001 ᐉ Năm 1992, tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường đầu tiên trên thế giới được công bố; ᐉ Vào năm 1996, phiên bản chính thức được ban hành. Sau đó tiêu chuẩn được soát xét lần 1 vào năm 2004; ᐉ Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 14001 là ISO 14001:2015. Bản 2015 của ISO 14001 cập nhật và có những thay đổi so với phiên bản trước. Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 có nhiều điểm tương đồng so với phiên bản trước năm 2004 tuy nhiên có một số thay đổi lớn mà phiên bản 2015 mang lại như: ➨ Sự cam kết mạnh hơn từ lãnh đạo; ➨ Phù hợp hơn với định hướng chiến lược của tổ chức hay doanh nghiệp; ➨ Trao đổi thông tin hiệu quả hơn thông qua chiến lược truyền thông; ➨ Tăng cường bảo vệ môi trường: tập trung vào các sáng kiến chủ động và cải tiến hiệu quả môi trường; ➨ Tư duy về vòng đời sản phẩm, xem xét từng giai đoạn của một sản phẩm hoặc dịch vụ, từ giai đoạn phát triển cho đến kết thúc. Đối tượng áp dụng chứng nhận ISO 14001 Nhờ tính tổng quát và có giá trị trên toàn cầu tiêu chuẩn ISO 14001 có khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động quản lý môi trường của các công ty sản xuất trên thế giới. Hội từ thiện, các tổ chức tình nguyện và các hiệp hội thương mại có thể sử dụng tiêu chuẩn này. Bất cứ tổ chức có sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động thường ngày có ảnh hưởng tới môi trường cũng cần phải nhận thức về ISO 14001.
    Zalo
    Hotline