HACCP 2020: cập nhật một số thay đổi so với HACCP 2003

Dịch vụ kiểm nghiệm
Tư vấn Chứng nhận ISO 13485:2016
Tư vấn ISO 14001:2015
Tư vấn Chứng nhận GLOBALG.A.P
Tư vấn An toàn thực phẩm
Tư vấn Chứng nhận FDA
Tư vấn Chứng nhận GSP
Tư vấn Chứng nhận GMP
TƯ VẤN HỆ THỐNG ISO
DỊCH VỤ MỞ NHÀ THUỐC
Tư vấn ISO 45001
Tư vấn Chứng nhận VietGAP

HACCP 2020: cập nhật một số thay đổi so với HACCP 2003

Ngày đăng: 09/06/2023 10:35 AM

    HACCP 2020 (CXC 1-1969 REV.5:2020) là gì?

    Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn do Ủy ban Codex Alimentarius ban hành. Hệ thống HACCP được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học. Qua đó thiết lập hệ thống kiểm soát các mối nguy tập trung vào phòng ngừa thay vì chủ yếu dựa vào thử nghiệm sản phẩm cuối cùng.

    Tiêu chuẩn HACCP 2020 (CXC 1-1969 REV.5:2020) được cấu trúc lại bao gồm 2 chướng chính: GHP Thực hành vệ sinh tốt, HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn.

    Cấu trúc của Tiêu chuẩn HACCP Codex 2020

    1. Giới thiệu
    2. Mục tiêu
    3. Phạm vi
    4. Sử dụng
    5. Nguyên tắc chung
    6. Các định nghĩa
    7. Chương 1: Thực hành Vệ sinh Tốt
    8. Chương 2:  HACCP và hướng dẫn áp dụng HACCP
    9. Phụ lục 1 cung cấp sự so sánh các biện pháp kiểm soát được áp dụng như GHP và các biện pháp được áp dụng tại các Điểm kiểm soát tới hạn (CCP) với các ví dụ.
    10. Sơ đồ 1 – Trình tự logic để áp dụng HACCP
    11. Sơ đồ 2 – Ví dụ về bảng phân tích mối nguy                                                             

    Những thay đổi của HACCP 2020 so với phiên bản cũ 2003

    So với lần sửa đổi năm 2003 trước đây, phiên bản HACCP 2020, nhiều thay đổi được thực hiện, cả lớn và nhỏ.

    #1. Thay đổi cấu trúc tiêu chuẩn

    Trước đây, đối với phiên bản 2003, nội dung về hệ thống HACCP và hướng dẫn áp dụng đều được đưa vào phần phụ lục.

    Như đề cập ở trên phần cấu trúc của Tiêu chuẩn HACCP Codex 2020, cho thấy HACCP 2020 đã được cấu trúc lại gồm có 2 chương chính cụ thể:

    Chương 1: Thực hành Vệ sinh tốt (GHP)

    Chương 2: Hệ thống Phân tích Mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP).

    Trong đó, chương 1 Thực hành Vệ sinh tốt được sắp xếp lại các điều khoản một cách khoa học hơn.

    #2. Định nghĩa

    Phần định nghĩa trong HACCP 2020 đã được mở rộng rất nhiều.

    Bổ sung những định nghĩa mới bao gồm:

    Mức độ chấp nhận được,

    Cơ quan có thẩm quyền,

    Hệ thống vệ sinh thực phẩm,

    Thực hành vệ sinh tốt (GHP) và chương trình tiên quyết.

    Định nghĩa về “xác thực” đã bị loại bỏ và thay thế bằng “xác nhận các biện pháp kiểm soát”.

    Hành động xác nhận một biện pháp kiểm soát đòi hỏi phải đảm bảo rằng biện pháp kiểm soát đã chọn thực sự có khả năng kiểm soát một mối nguy đã xác định.

    Trong khi các tiêu chuẩn ISO đều có định nghĩa chung về “Hành động khắc phục” là hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp và ngăn ngừa tái diễn.

    Thì HACCP 2020 lại duy trì một định nghĩa thay thế: “Bất kỳ hành động nào được thực hiện khi xảy ra sai lệch để thiết lập lại kiểm soát, tách biệt và xác định vị trí của sản phẩm bị ảnh hưởng nếu có và ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự tái diễn của sai lệch.”

    Điều này có nghĩa. Khi bất cứ sai lệch xảy ra bạn phải kết hợp rất nhiều hành động để đưa sản phẩm về trạng thái kiểm soát trước đó. Cũng như tìm nguyên nhân, truy vết lại, có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

    #3. Bổ sung cam kết của người quản lý ATTP (Cam kết lãnh đạo)

    Mục đích bổ sung cam kết lãnh đạo nhằm duy trì văn hóa an toàn thực phẩm, tích cực thừa nhận tầm quan trọng của hành vi con người trong việc cung cấp thực phẩm.

    Chi tiết nội dung cam kết như sau:

    • Các yếu tố sau đây rất quan trọng trong việc xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm tích cực:
    • Cam kết của ban lãnh đạo và tất cả nhân viên đối với việc sản xuất và xử lý thực phẩm an toàn;
    • Lãnh đạo đưa ra hướng đi đúng đắn và thu hút tất cả nhân viên tham gia vào thực hành an toàn thực phẩm;
    • Nhận thức về tầm quan trọng của vệ sinh thực phẩm của tất cả nhân viên kinh doanh thực phẩm;
    • Giao tiếp cởi mở và rõ ràng giữa tất cả nhân viên trong ngành kinh doanh thực phẩm, bao gồm cả giao tiếp sai lệch và kỳ vọng;
    • Sự sẵn có của đủ nguồn lực để đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống vệ sinh thực phẩm.
    • Người quản lý cần đảm bảo hiệu quả của hệ thống vệ sinh thực phẩm bằng cách:
    • Đảm bảo rằng vai trò, trách nhiệm và quyền hạn được truyền đạt rõ ràng trong kinh doanh thực phẩm;
    • Duy trì tính toàn vẹn của hệ thống vệ sinh thực phẩm khi các thay đổi được lên kế hoạch và thực hiện;
    • Xác minh rằng các biện pháp kiểm soát được thực hiện và hoạt động và tài liệu đó được cập nhật;
    • Đảm bảo rằng việc đào tạo và giám sát phù hợp được thực hiện đối với nhân sự;
    • Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu quy định liên quan;
    • Khuyến khích cải tiến liên tục, nếu thích hợp, có tính đến sự phát triển của khoa học, công nghệ và thực tiễn tốt nhất.

    #4. Quản lý chất gây dị ứng

    Cũng giống như các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 22000, BRC, FSSC 22000… đều đã xem chất gây dị ứng là một mối nguy cần phải kiểm soát. Vì vậy, phiên bản HACCP Codex 2020 cũng không phải là ngoại lệ. Các biện pháp kiểm soát chất gây dị ứng bao gồm:

    Xác định sự hiện diện của chất gây dị ứng trong nguyên liệu thô, thành phần khác và thành phẩm

    Ví dụ như: sữa, trứng, động vật giáp xác, cá, đậu phộng, đậu nành và lúa mì và các loại ngũ cốc khác có chứa gluten và các dẫn xuất của chúng.

    Kiểm soát để ngăn ngừa tiếp xúc chéo từ thực phẩm có chứa chất gây dị ứng với thực phẩm khác

    Ví dụ: phân tách theo vật lý hoặc theo thời gian (với việc làm sạch hiệu quả giữa thực phẩm có cấu hình chất gây dị ứng khác nhau)

    Thông báo đến người tiêu dùng khi không thể ngăn ngừa được việc tiếp xúc chéo

    Ví dụ như ghi nhãn

    Đào tạo nhận thức và thực hành kiểm soát chất gây dị ứng cho nhân sự.

    #5. Nhận dạng lô hàng và xác định nguồn gốc

    Yêu cầu đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc là một yêu cầu mới trong Codex HACCP 2020.

    #6. Các nội dung thay đổi khác

     Ngoài các nội dung chính trên, trong HACCP Codex 2020 còn khá nhiều các thay đổi nhỏ so với phiên bản 2003 như:

    Việc thu gom và xử lý chất thải/rác thải được quy định cụ thể hơn; đồng thời phải thực hiện đào tạo cho nhân viên xử lý rác thải;

    Bổ sung các nội dung chương trình đào tạo cho nhân sự;

    Phải thực hiện hành động khắc phục khi không thể ngăn chặn dịch hại xâm nhập;

    Bổ sung thêm một số nội dung về vệ sinh cá nhân, đặc biệt là không thay thể quá trình rửa tay bằng việc sử dụng nước sát khuẩn;

    Bổ sung việc đánh giá rủi ro nước, hơi nước và nước đá trước khi sử dụng;

    Bổ sung nội dung về quy trình thu hồi – loại bỏ thực phẩm không an toàn;

     

    Chứng nhận ISO 14001 là gì? Mẫu giấy chứng chỉ ISO 14001:2015 như thế nào?

    Chứng nhận ISO 14001 là gì? Mẫu giấy chứng chỉ ISO 14001:2015 như thế nào?

    Ngày nay, hệ thống quản lý môi trường đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam hướng đến bởi nó được xem như là một bộ phận gắn liền trong hoạt động và chiến lược kinh doanh của tổ chức. Nhưng không phải tổ chức nào cũng hiểu về rõ về chứng nhận ISO 14001 - Hệ thống quản lý môi trường được áp dụng trên toàn thế giới. Tìm hiểu thông tin: ✍ Chứng chỉ ISO 22000 là gì? Quy trình chứng nhận như thế nào? ✍ Chứng nhận ISO 9001 thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp? ✍ Chứng nhận ISO 14001 cho tổ chức sản xuất, chế biến thủy sản Chứng chỉ ISO 14001 là gì? Tại sao doanh nghiệp cần có? Chứng chỉ 14001:2015 Chứng nhận ISO 14001 là gì? ISO 14000 là 1 bộ các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý môi trường nhằm hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và chính sách môi trường khác. ISO 14000 tương tự như ISO 9000 trong quản lý chất lượng. Cả hai đều đưa ra quy trình làm cách nào để sản xuất một sản phẩm. Giống như các hệ thống quản lý ISO khác, hệ thống quản lý môi trường sử dụng cấu trúc cấp cao. Điều này có nghĩa là nó có thể tích hợp dễ dàng vào bất kỳ hệ thống quản lý ISO nào hiện có. Chứng chỉ ISO 14001 là một tiêu chuẩn đã được thống nhất quốc tế đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường. Nó giúp các tổ chức cải thiện hoạt động môi trường của họ thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên và giảm thiểu chất thải, đạt được lợi thế cạnh tranh và sự tin tưởng của các bên liên quan. Các phiên bản của ISO 14001 ᐉ Năm 1992, tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường đầu tiên trên thế giới được công bố; ᐉ Vào năm 1996, phiên bản chính thức được ban hành. Sau đó tiêu chuẩn được soát xét lần 1 vào năm 2004; ᐉ Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 14001 là ISO 14001:2015. Bản 2015 của ISO 14001 cập nhật và có những thay đổi so với phiên bản trước. Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 có nhiều điểm tương đồng so với phiên bản trước năm 2004 tuy nhiên có một số thay đổi lớn mà phiên bản 2015 mang lại như: ➨ Sự cam kết mạnh hơn từ lãnh đạo; ➨ Phù hợp hơn với định hướng chiến lược của tổ chức hay doanh nghiệp; ➨ Trao đổi thông tin hiệu quả hơn thông qua chiến lược truyền thông; ➨ Tăng cường bảo vệ môi trường: tập trung vào các sáng kiến chủ động và cải tiến hiệu quả môi trường; ➨ Tư duy về vòng đời sản phẩm, xem xét từng giai đoạn của một sản phẩm hoặc dịch vụ, từ giai đoạn phát triển cho đến kết thúc. Đối tượng áp dụng chứng nhận ISO 14001 Nhờ tính tổng quát và có giá trị trên toàn cầu tiêu chuẩn ISO 14001 có khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động quản lý môi trường của các công ty sản xuất trên thế giới. Hội từ thiện, các tổ chức tình nguyện và các hiệp hội thương mại có thể sử dụng tiêu chuẩn này. Bất cứ tổ chức có sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động thường ngày có ảnh hưởng tới môi trường cũng cần phải nhận thức về ISO 14001.
    Zalo
    Hotline