Chứng nhận ISO 14001 là gì? Mẫu giấy chứng chỉ ISO 14001:2015 như thế nào?
Ngày nay, hệ thống quản lý môi trường đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam hướng đến bởi nó được xem như là một bộ phận gắn liền trong hoạt động và chiến lược kinh doanh của tổ chức. Nhưng không phải tổ chức nào cũng hiểu về rõ về chứng nhận ISO 14001 - Hệ thống quản lý môi trường được áp dụng trên toàn thế giới.
Tìm hiểu thông tin:
✍ Chứng chỉ ISO 22000 là gì? Quy trình chứng nhận như thế nào?
✍ Chứng nhận ISO 9001 thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp?
✍ Chứng nhận ISO 14001 cho tổ chức sản xuất, chế biến thủy sản
Chứng chỉ ISO 14001 là gì? Tại sao doanh nghiệp cần có?
Chứng chỉ 14001:2015
Chứng nhận ISO 14001 là gì?
ISO 14000 là 1 bộ các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý môi trường nhằm hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và chính sách môi trường khác. ISO 14000 tương tự như ISO 9000 trong quản lý chất lượng. Cả hai đều đưa ra quy trình làm cách nào để sản xuất một sản phẩm. Giống như các hệ thống quản lý ISO khác, hệ thống quản lý môi trường sử dụng cấu trúc cấp cao. Điều này có nghĩa là nó có thể tích hợp dễ dàng vào bất kỳ hệ thống quản lý ISO nào hiện có.
Chứng chỉ ISO 14001 là một tiêu chuẩn đã được thống nhất quốc tế đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường. Nó giúp các tổ chức cải thiện hoạt động môi trường của họ thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên và giảm thiểu chất thải, đạt được lợi thế cạnh tranh và sự tin tưởng của các bên liên quan.
Các phiên bản của ISO 14001
ᐉ Năm 1992, tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường đầu tiên trên thế giới được công bố;
ᐉ Vào năm 1996, phiên bản chính thức được ban hành. Sau đó tiêu chuẩn được soát xét lần 1 vào năm 2004;
ᐉ Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 14001 là ISO 14001:2015. Bản 2015 của ISO 14001 cập nhật và có những thay đổi so với phiên bản trước.
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 có nhiều điểm tương đồng so với phiên bản trước năm 2004 tuy nhiên có một số thay đổi lớn mà phiên bản 2015 mang lại như:
➨ Sự cam kết mạnh hơn từ lãnh đạo;
➨ Phù hợp hơn với định hướng chiến lược của tổ chức hay doanh nghiệp;
➨ Trao đổi thông tin hiệu quả hơn thông qua chiến lược truyền thông;
➨ Tăng cường bảo vệ môi trường: tập trung vào các sáng kiến chủ động và cải tiến hiệu quả môi trường;
➨ Tư duy về vòng đời sản phẩm, xem xét từng giai đoạn của một sản phẩm hoặc dịch vụ, từ giai đoạn phát triển cho đến kết thúc.
Đối tượng áp dụng chứng nhận ISO 14001
Nhờ tính tổng quát và có giá trị trên toàn cầu tiêu chuẩn ISO 14001 có khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động quản lý môi trường của các công ty sản xuất trên thế giới. Hội từ thiện, các tổ chức tình nguyện và các hiệp hội thương mại có thể sử dụng tiêu chuẩn này. Bất cứ tổ chức có sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động thường ngày có ảnh hưởng tới môi trường cũng cần phải nhận thức về ISO 14001.