QCVN 08-01:2011/BYT

Dịch vụ kiểm nghiệm
Tư vấn Chứng nhận ISO 13485:2016
Tư vấn ISO 14001:2015
Tư vấn Chứng nhận GLOBALG.A.P
Tư vấn An toàn thực phẩm
Tư vấn Chứng nhận FDA
Tư vấn Chứng nhận GSP
Tư vấn Chứng nhận GMP
TƯ VẤN HỆ THỐNG ISO
DỊCH VỤ MỞ NHÀ THUỐC
Tư vấn ISO 45001
Tư vấn Chứng nhận VietGAP

QCVN 08-01:2011/BYT

Ngày đăng: 10/10/2020 11:11 PM

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     

     

     

     

    QCVN 8-1:2011/BYT

     

     

     

     

     

     

    QUY CHUẨN QUỐC GIA

    ĐỐI VỚI GIỚI HẠN Ô NHIỄM ĐỘC TỐ VI NẤM

    TRONG THỰC PHẨM

     

    National technical regulation

    on the safety limits of mycotoxin contamination in food

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    HÀ NỘI - 2011

     

    Lời nói đầu

    QCVN số 8-1:2011/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 02 /2011/TT-BYT ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

     

    QUY CHUẨN QUỐC GIA

    VỀ GIỚI HẠN AN TOÀN CHO PHÉP ĐỐI VỚI Ô NHIỄM ĐỘC TỐ VI NẤM TRONG THỰC PHẨM

    National technical regulation

    on the safety limits of mycotoxin contamination in food

    I. QUY ĐỊNH CHUNG

    1. Phạm vi điều chỉnh

    Quy chuẩn này quy định giới hạn an toàn cho phép đối với độc tố vi nấm ô nhiễm trong thực phẩm và các yêu cầu quản lý có liên quan.

    2. Đối tượng áp dụng

    Quy chuẩn này áp dụng đối với:

    a) Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm.

    b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

    3. Giải thích từ ngữ và các chữ viết tắt

    Trong quy chuẩn này các từ ngữ và chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:

    a) Aflatoxin tổng số: là tổng hàm lượng các aflatoxin B, B2, G1, G2.

    b) AOAC (Association of Official Analytical Chemists): Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống

    c) KQĐ: Không quy định .

    d) Giới hạn an toàn: là mức giới hạn tối đa cho phép (ML), lượng độc tố vi nấm có trong thực phẩm không được vượt quá giới hạn này.

    đ) Thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm: Là các thực phẩm, nhóm thực phẩm quy định tại khoản 2 của quy chuẩn này.

    e) Fumonisin tổng số: là tổng hàm lượng các Fumonisin B1 và B2

    f) Hạnh nhân: còn gọi là quả hạnh ví dụ như  hạt dẻ, hạt điều, hạt dẻ cười…

    g) Quả khô: là những loại quả đã được xử lý khô ví dụ như nho khô, táo khô, mít khô, mứt hoa quả …

    h) Trẻ sơ sinh: trẻ có độ tuổi dưới 01 năm tuổi

    i) Trẻ nhỏ: trẻ có độ tuổi từ 1 - 3 năm tuổi

    II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

    1. Giới hạn an toàn cho phép đối với ô nhiễm Aflatoxin trong thực phẩm :

    TT

    Các sản phẩm thực phẩm

    ML

    (µg/kg)

    Aflatoxin B1

    Aflatoxin tổng số

    Aflatoxin M1

     

    1.1

    Lạc và những hạt có dầu khác làm nguyên liệu, hoặc cần được xử lý trước khi sử dụng làm thức ăn hoặc sử dụng như 1 thành phần trong thực phẩm

    8

    15

    KQĐ

     

    1.2

    Hạnh nhân, hạt dẻ cười, mơ khô làm nguyên liệu  hoặc cần được xử lý  trước khi dùng  làm thức ăn hoặc sử dụng làm thành phần trong thực phẩm

    12

    15

    KQĐ

     

    1.3

    Hạt dẻ và hạnh nhân Brazin nguyên liệu, hoặc cần được xử lý trước khi làm thức ăn hoặc sử dụng như 1 thành phần trong thực phẩm

    8

    15

    KQĐ

     

    1.4

    Hạnh nhân (tree nuts) làm nguyên liệu, không bao gồm sản phẩm quy định tại phần  1.2 ; 1.3, hoặc cần được xử lý trước khi làm thức ăn, hoặc được sủ dụng như 1 thành phần trong thực phẩm

    5

    10

    KQĐ

     

    1.5

    Lạc, những hạt có dầu khác dùng để ăn và các sản phẩm chế biến từ chúng

    Ngoại trừ : dầu thực vật thô dành cho tinh lọc và dầu thực vật đã tinh lọc

    2

    4

    KQĐ

     

    1.6

    Hạnh nhân, hạt dẻ cười, mơ khô dùng để ăn hoặc và sử dụng làm thành phần trong thực phẩm

    8

    10

    KQĐ

     

    1.7

    Hạt dẻ và hạnh nhân brazin để ăn, hoặc sử dụng như 1 thành phần trong thực phẩm

    5

    10

    KQĐ

     

    1.8

    Hạnh nhân (tree nuts) để ăn, không bao gồm sản phẩm quy định tại phần  1.6, 1.7, hoặc được sủ dụng như 1 thành phần trong thực phẩm

    2

    4

    KQĐ

     

    1.9

    Quả  khô nguyên liệu cần qua xử lý trước khi làm thức ăn hoặc  làm thành phần trong thực phẩm

    5

    10

    KQĐ

     

    1.10

    Quả khô và các sản phẩm  từ quả  khô được dùng để ăn , hoặc  được sử dụng như một thành phần trong thực phẩm

    2

    4

    KQĐ

     

    1.11

    Toàn bộ ngũ cốc và các sản phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc, bao gồm cả những sản phẩm đã qua chế biến (không bao gồm sản phẩm quy định tại phần  1.12; 1.15; 1.17 )

    2

    4

    KQĐ

     

    1.12

    Ngô và gạo, cần được xử lý trước khi làm thức ăn hoặc sử dụng như 1 thành phần trong thực phẩm

    5

    10

    KQĐ

     

    1.13

    Sữa nguyên liệu, sữa được xử lý nhiệt, sữa dùng để sản xuất tiếp các sản phẩm sữa

    KQĐ

    KQĐ

    0.5

     

    1.14

    Các loại gia vị:

    - Ớt : bao gồm tất cả các loại, tương ớt,  ớt bột, ớt cựa gà, ớt cay .

    - Hạt tiêu khô bao gồm cả tiêu trắng và tiêu đen

    - Hạt nhục đậu khấu .

    - Gừng và nghệ

    5

    10

    KQĐ

     

    1.15

    Những thực phẩm từ ngũ cốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    0.1

    KQĐ

    KQĐ

     

    1.16

    Sữa bột cho trẻ em và sữa cho trẻ sơ sinh

    KQĐ

    KQĐ

    0.025

     

    1.17

    Thức ăn kiêng được chỉ định đặc biệt cho trẻ sơ sinh

    0.1

    KQĐ

    0.025

     

    2 . Giới hạn an toàn cho phép đối với ô nhiễm Ochratoxin A trong thực phẩm :

    TT

    Sản phẩm thực phẩm

    ML

    (µg/kg)

    2.1

    Ngũ cốc chưa chế biến

    5

    2.2

    Tất cả những sản phẩm từ ngũ cốc chưa qua xử lý,  cả những sản phẩm ngũ cốc đã qua xử lý cũng như ngũ cốc dùng làm thực phẩm không bao gồm sản phẩm quy định tại phần  2.9 và 2.10

    3

    2.3

    Nho khô 

    10

    2.4

    Cafe rang

    5

    2.5

    Cafe hòa tan (cafe uống ngay)

    10

    2.6

    Rượu vang, vang trái cây, bao gồm cả rượu có ga, trừ rượu ngọt (tráng miệng) và vang có nồng độ cồn ≥15o

    2

    2.7

    Rượu thơm: gồm cả rượu uống và cocktail

    2

    2.8

    Nước ép nho: nước ép nho cô đặc, rượu nho hảo hạng

    2

    2.9

    Thực phẩm từ ngũ cốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    0.5

    2.10

    Thức ăn kiêng được chỉ định đặc biệt cho trẻ sơ sinh

    0.5

    2.11

    Các loại gia vị:

    - Ớt : bao gồm tất cả các loại , tương ớt,  ớt bột, ớt cựa gà , ớt cay.

    - Hạt tiêu : hạt khô bao gồm cả tiêu trắng và tiêu đen

    - Hạt nhục đậu khấu

    - Gừng và nghệ

    - Hỗn hợp có chứa một hay nhiều loại kể trên

    30

    2.12

    Rễ cây cam thảo dùng cho trà thảo dược

    20

    2.13

    Dịch chiết cam thảo dùng cho nước giải khát hoặc để pha trộn

    80

    3. Giới hạn an toàn cho phép đối với ô nhiễm Patulin trong thực phẩm:

    TT

    Các sản phẩm thực phẩm

    ML

    (µg/kg)

    3.1

    Nước trái cây, nước trái cây nguyên chất, trái cây nghiền

    50

    3.2

    Đồ uống có cồn, rượu táo, những đồ uống lên men từ táo hoặc có chứa nước ép táo

    50

    3.3

    Những sản phẩm từ táo (thịt táo) bao gồm mứt táo, táo nghiền nhuyễn được dùng làm thực phẩm không bao gồm sản phẩm quy định tại phần  3.4 và 3.5

    25

    3.4

    Nước ép táo và sản phẩm từ táo (thịt táo), bao gồm táo mứt và táo nghiền nhuyễn  cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    10

    3.5

    Thực phẩm cho em bé, ngoại  trừ thực phẩm từ ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    10

    4. Giới hạn an toàn cho phép đối với ô nhiễm Deoxynivalenol trong thực phẩm:

    TT

    Các sản phẩm thực phẩm

    ML

    (µg/kg)

    4.1

    Lúa mì và yếu mạch chưa qua chế biến

    1750

    4.2

    Ngũ  cốc chưa qua chế biến, ngoại trừ lúa mì yến mạch và ngô

    1250

    4.3

    Ngô hạt nguyên liệu, ngoại trừ ngô hạt chưa qua chế biến dùng để xay  bột ướt .

    1750

    4.4

    Ngũ cốc dùng để ăn, bột ngũ cốc,  hạt mầm (germ) dùng làm thực phẩm , không bao gồm sản phẩm quy định tại phần 4.7; 4.8; 4.9

    750

    4.5

    Mỳ ống (khô)

    750

    4.6

    Bánh mì, bánh nướng, bích quy, snacks và đồ ăn điểm tâm (breakfast) từ ngũ cốc 

    500

    4.7

    Thực phẩm chế chiến từ ngũ cốc và thức ăn dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (khô)

    200

    4.8

    Ngô xay với cỡ hạt > 500 µm

    750

    4.9

    Ngô xay với cỡ ≤ 500 µm

    1250

    5 . Giới hạn tối đa độc tố Fumonisin được quy định tại Quy chuẩn này :

    TT

    Các sản phẩm thực phẩm

    Fumonisin

    Tổng số

    ML

    (µg/kg)

    5.1

    Ngô hạt nguyên liệu, ngoại trừ ngô dùng để xay ướt

    4000

    5.2

    Ngô dùng để ăn, ngô sử dụng làm thành phần trong thực phẩm, không bao gồm sản phẩm quy định tại mục 5.3; 5.4

    1000

    5.3

    Snacks và đồ ăn điểm tâm (breakfast) từ ngô

    800

    5.4

    Thực phẩm chế biến từ ngô và thức ăn dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

    200

    5.5

    Ngô xay với cỡ hạt > 500 µm

    1400

    5.6

    Ngô xay với cỡ hạt ≤ 500 µm

    2000

    6. Giới hạn tối đa độc tố Zearalenone được quy định của Quy chuẩn này :

    TT

    Các sản phẩm thực phẩm

    ML

    (µg/kg)

    6.1

    Ngũ cốc chưa chế biến, ngoại trừ ngô 

    100

    6.2

    Ngô chưa chế biến ngoại trừ ngô dùng đẻ xay ướt

    350

    6.3

    Ngũ cốc dùng để ăn, bột ngũ cốc, hạt mầm (không bao gồm sản phẩm quy định tại phần 6.6 ; 6.7 ; 6.8 ; 6.9 ; 6.10)

    75

    6.4

    Dầu ngô tinh lọc

    400

    6.5

    Bánh mì, bánh nướng, bích quy, snacks và đồ ăn điểm tâm (breakfast) ngũ cốc

    50

    6.6

    Thực phẩm từ ngô, snacks và đồ ăn điểm tâm (breakfast) ngô

    100

    6.7

    Thực phẩm chế biến từ ngũ cốc (ngoại trừ thực phẩm từ ngô) và thức ăn dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    20

    6.8

    Thực phẩm chế biến từ ngô dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

    20

    6.9

    Ngô xay với cỡ hạt > 500 µm

    200

    6.10

    Ngô xay với cỡ hạt ≤ 500 µm

    300

    III. Lấy mẫu và Phương pháp thử

    1. Lấy mẫu : theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2. Phương pháp thử

    Các yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn này , được thử theo các phương pháp dưới đây , các phương pháp này không bắt buộc áp dụng , có thể sử dụng các phương pháp thử khác tương đương.

    2.1. Xác định Aflatoxins :

    ·         Theo phương pháp của AOAC 975.36, AOAC 2005.08, AOAC 994.08, AOAC 990.32, AOAC 2000.16, AOAC 2000.08

    2.2. Xác định độc tố Ochratoxin A :

    ·         Théo phương pháp của AOAC 991.44, AOAC 2000.09, AOAC 2001.01

    2.3. Xác định độc tố Patulin :

    ·         Theo phương pháp của  :  AOAC 2000.02

    2.4. Xác định độc tố Deoxinivalenol :

    ·         Theo phương pháp của :  AOAC 986.17

    2.5. Xác định độc tố Fumonisin :

    ·         Theo phương pháp của : AOAC 995.15,  AOAC 2001 : 04

    2.6. Xác định độc tố Zearalenone :

    ·         Theo phương pháp của   : AOAC 994.01, AOAC 985.18

    IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

    Các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm phải được kiểm tra an toàn để đảm bảo sản phẩm không chứa độc tố vi nấm quá giới hạn cho phép quy định tại quy chuẩn này. Việc kiểm tra các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm được thực hiện theo các quy định của pháp luật .

    V. Trách nhiệm của tổ chức cá nhân

    Tổ chức các nhân không được nhập khẩu , sản xuất , kinh doanh các thực phẩm chứa độc tố vi nấm vượt quá giới hạn an toàn cho phép quy định trong quy chuẩn này .

    VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.

    2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

    3. Trong trường hợp các tiêu chuẩn và quy định pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

    Zalo
    Hotline